Kỹ năng bán hàng Bất động sản, yếu tố then chốt cho thành công của Môi giới.
Bất động sản luôn là một ngành “Hot” và mang lại giá trị lợi nhuận cao. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, trong tháng 10/2018 tại TP.HCM có khoảng 1.225 giao dịch thành công, tăng 16,7% so với tháng trước. Số lượng lớn giao dịch thành công vẫn tập trung tại những dự án nhà ở trung và cao cấp với nhiều dự án mới được mở bán.
Đội ngũ Sales (bán hàng hay môi giới) Bất động sản luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt để có thể tìm kiếm khách hàng và chốt được hợp đồng. Là nghề được đánh giá có mức thu nhập khủng, nhưng không phải ai làm cũng đều có thể trụ vững và phát triển được sự nghiệp.
Theo một thống kê từ Cafeland.vn, hiện nay, trên cả nước có khoảng 100.000 nhà môi giới BĐS. Tuy nhiên, hơn một nửa môi giới trong số này vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc định hướng, sàng lọc thông tin và dự án trước khi tư vấn cho khách hàng.
Nghề môi giới Bất động sản đòi hỏi rất nhiều ở kỹ năng, kiến thức lẫn thái độ, và đôi khi là cả sự may mắn. Vậy nên nếu thật sự yêu và muốn gắn bó với nghề, trước tiên bản thân phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết mà một người theo nghề mua bán Bất động sản cần phải có.
Quy trình bán hàng Bất động sản
Quy trình bán hàng của ngành Bất động sản có thể được tóm gọn qua 6 bước sau:
- Thăm dò, tìm kiếm và sàng lọc.
- Tiếp cận.
- Giới thiệu và thuyết trình.
- Thu thập & xử lý những ý kiến phản hồi.
- Kết thúc thương vụ.
- Chăm sóc khách hàng hậu mãi.
1.1. Thăm dò, tìm kiếm và sàng lọc
Thông tin về sản phẩm là thứ đầu tiên người môi giới/bán hàng cần phải nắm rõ. Sản phẩm mà bạn chuẩn bị bán thuộc loại hình bất động sản nào: đất thổ cư, chung cư cao cấp, biệt thự hay shophouse… Với mỗi sản phẩm, mỗi tầm giá mà bạn sẽ có được những phân khúc khách hàng với đặc điểm khác nhau. Từ những phân tích đó, bạn sẽ có thể xác định được mình phải bán hàng như thế nào, đâu là lợi thế nổi trội mà sản phẩm của mình có thể cạnh tranh với đối thủ.
Tiếp đến, điều bạn cần làm sẽ là việc thăm dò, tìm kiếm và sàng lọc khách hàng. Họ là ai và bạn sẽ có thể tìm được họ ở đâu? Như đã nói, tùy theo từng sản phẩm, bạn sẽ xác định được phân khúc khách hàng phù hợp. Với từng phân khúc khách hàng đó, bạn sẽ có những cách tiếp cận khác nhau dựa vào các đặc điểm về sở thích, thói quen và insight của họ.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người môi giới/bán hàng có rất nhiều lựa chọn để sàng lọc và tiếp cận với khách hàng của mình. Các công cụ Digital Marketing cung cấp cho người dùng lựa chọn tối ưu trong việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu khách hàng.
Việc tìm kiếm, thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng online dần trở nên phổ biến và trở thành xu thế chung do hiệu quả mà nó mang lại. Theo một nghiên cứu dần đây được tiến hành bởi Duke University’s Fuqua School of Business, 62% các Marketing leader cho biết việc sử dụng dữ liệu khách hàng trực tuyến của họ tăng lên trong vòng hai năm qua. 70% cũng cho biết họ có kế hoạch sử dụng dữ liệu khách hàng trực tuyến nhiều hơn trong tương lai.
Đối với một nhân viên môi giới mới, hoạt động xem nhà tự do là một cách dễ dàng, thú vị và tốn ít chi phí để tìm kiếm những người mua hàng. Mục tiêu tổ chức xem nhà tự do của bạn không chỉ là bán nhà, mà còn mang đến cho mình những cơ hội kinh doanh, gặp gỡ mọi người, thêm họ vào cơ sở dữ liệu, có được các cuộc hẹn.
Đối với nhiều nhân viên, tổ chức xem nhà tự do là chiến lược số một của họ trong việc tạo dựng nền tảng kinh doanh vững chắc và bạn cũng có thể làm thế. Nếu bạn tuân theo mô hình đã được kiểm chứng, nhiều người mua và bán nhà sẽ tìm đến bạn, ngay cả những khách đến xem chưa thực sự có nhu cầu mua hay bán gì cũng sẽ có ấn tượng tốt, khó quên, có thể giới thiệu người khác ngay lúc này hoặc trong công việc tương lai của bạn.
1.2. Tiếp cận
Sau giai đoạn sàng lọc ban đầu, bạn đã có trong tay một danh sách khách hàng tiềm năng. Đây là những người quan tâm hoặc có nhu cầu với sản phẩm Bất động sản của bạn. Lúc này chính là thời điểm bạn cần tiếp cận với họ.
Bạn có thể đề xuất việc gặp gỡ, mời họ đến công ty, nhà mẫu của căn hộ hoặc bất cứ nơi nào thuận tiện nhất cho khách hàng. Theo thông tin của Hiệp hội môi giới, 2/3 số người đã mua nhà chỉ tham khảo một nhân viên môi giới. Ấn tượng đầu tiên là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy biến nó trở thành một buổi gặp gỡ đáng nhớ.
Nếu bạn muốn biết bí quyết nào có thể giúp bạn và khách hàng – những người xa lạ - có thể cảm thấy thân thiện, cởi mở và tin cậy lẫn nhau ngay từ lần gặp đầu tiên. Câu trả lời không gì ngoài sự “lắng nghe”.
Khách hàng luôn ghét những người bán hàng vì một lý do đơn giản: họ nói nhiều. Khách hàng muốn được lắng nghe, muốn được tư vấn những điều đúng với nhu cầu của họ, muốn có được những thông tin giải quyết vấn đề mà họ đang có chứ không phải nghe bạn huyên thuyên về một sản phẩm.
1.3. Giới thiệu và thuyết trình
Sau khi tìm hiểu thấu đáo nhu cầu thật sự của khách hàng. Đồng thời tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãn khi nhu cầu được lắng nghe. Việc tiếp theo của bạn chính là hoán đổi vị trí của cuộc trò chuyện, từ người nghe sang người nói. Lúc này bản thân khách hàng cũng đã sẵn sàng để nghe bạn trình bày.
Tại thời điểm này, bạn đã có trong tay nhưng câu trả lời và thông tin thu thập từ khách hàng, hãy tận dụng chúng. Sử dụng linh hoạt các thông tin về sản phẩm, các đặc điểm nổi bật đáp ứng đúng nhu cầu mà họ đang có.
Trong khi trình bày, đừng lãng phí thời gian để nói về những vấn đề không cần thiết hoặc những điều mà khách hàng không quan tâm. Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn tập trung vào những khía cạnh cụ thể có liên quan đến khách hàng trong khi thuyết trình.
Hiểu và nắm rõ về sản phẩm, đặc biệt là những ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh sẽ là một nhân tố quan trọng giúp bạn ghi điểm. Nếu có thể, hãy sử dụng những công cụ hỗ trợ giúp khách hàng hình dung rõ hơn về điều bạn nói như hình ảnh, video, brochure…
1.4. Thu thập và xử lý những ý kiến phản hồi
Trong quá trình gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm, hay đề nghị đặt mua hàng, bao giờ khách hàng cũng sẽ đưa ra những ý kiến phản hồi, hay thậm chí là chống đối với ý kiến của bạn. Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là hãy bình tĩnh đón nhận, hãy trả lời ngay những thắc mắc, phản hồi của khách hàng; hoặc trong trường hợp bạn không biết phải trả lời ra sao, hãy ghi lại câu hỏi và trả lời sau bằng văn bản, email, hoặc điện thoại. Đừng để sự bối rối dẫn đến việc trả lời sai, đưa ra các thông tin không chính xác. Nguyên tắc đơn giản nhưng cần phải nhớ rõ là “không biết, không trả lời”.
Một lưu ý nhỏ cho bạn, sau mỗi câu trả lời, hãy xác nhận lại với khách hàng rằng câu trả lời của bạn có giải đáp đúng thắc mắc của họ hay chưa.
1.5. Kết thúc thương vụ
Một người môi giới/bán hàng Bất động sản thành công không bao giờ cố gắng ép khách hàng mua sản phẩm của mình. Điều họ làm là luôn đứng về phía khách hàng.
Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn biết lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu của khách. Họ luôn biết cách chắt lọc điểm phù hợp của sản phẩm khi thuyết trình, thay vì nói quá nhiều để “tra tấn” khách hàng. Điều quan trọng nhất, người bán hàng chuyên nghiệp phải nhận biết được những dấu hiệu và thời điểm kết thúc một thương vụ.
Hãy để ý đến những lời nói, nhận xét, những câu hỏi, cử chỉ và nét mặt của khách hàng để đưa ra đánh giá về mức độ quan tâm, thích thú của họ với sản phẩm. Khi khách hàng thể hiện sự băn khoăn, bạn cần nhanh chóng ngừng cung cấp thông tin và giúp họ đưa ra quyết định phù hợp nhất. Khi khách hàng chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất, họ sẽ hạ quyết tâm mua hàng.
1.6. Chăm sóc khách hàng hậu mãi
Dịch vụ hậu mãi là một nhân tố không thể thiếu của quy trình bán hàng. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có giá trị cao như Bất động sản. Theo một cuộc khảo sát của Hubspot.com, 90% người được hỏi cho biết họ có nhiều khả năng mua nhiều hơn hoặc sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ/sản phẩm của một công ty nếu được cung cấp dịch vụ khách hàng, hậu mãi tuyệt vời.
Dịch vụ hậu mãi tốt giúp khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm mà công ty mang đến cho khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy mình luôn được chăm sóc, quan tâm và chia sẻ. Với đặc thù sản phẩm của những căn hộ cao cấp, các dịch vụ hậu mãi sẽ là một quy trình kéo dài từ lúc ký kết hợp đồng, tới việc đôn đốc khách hàng thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, hay những điều khoản bồi thường trong trường hợp tiến độ xây dựng, bàn giao bị chậm trễ… Không chỉ vậy, cho đến khi căn hộ được hoàn thiện và trao tay khách hàng thì bạn vẫn phải tiếp tục quan tâm, liệu căn hộ có hoàn thiện đúng như những gì đã cam kết trong hợp đồng hay chưa, liệu hó có muốn thay đổi, chỉnh sửa chi tiết gì trong căn hộ không?
Hãy tạo lập và quản lý tốt cơ sở dữ liệu khách hàng, mời họ tham gia những sự kiện, họp báo, những dịp tri ân khách hàng… để họ thấy mình luôn được quan tâm và nhớ đến.
Các kỹ năng bán hàng cần có trong ngành Bất động sản
2.1. Thấu hiểu khách hàng
Điều quan trọng nhất của kỹ năng này đơn giản là hiểu người mua. Việc thấu hiểu khách hàng là nền tảng để bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên, thấu hiểu ở đây không chỉ là việc nhận biết người mua là ai. Thay vào đó, thấu hiểu là việc xác định được trải nghiệm mà người mua muốn có khi cân nhắc mua hàng của bạn. Người mua có những kỳ vọng về trải nghiệm và với tư cách một nhân viên bán hàng, nhiệm vụ của bạn là đáp ứng tối đa, đôi khi phải là vượt xa những gì khách hàng mong đợi. Và điểm mấu chốt là, bạn sẽ không thể đáp ứng những kỳ vọng đó nếu bản thân bạn không hiểu khách hàng muốn gì.
Để thật sự hiểu được khách hàng đang nghĩ gì và cần gì, bản thân một người bán hàng giỏi cần có hai kỹ năng cơ bản là lắng nghe và đặt câu hỏi.
2.1.1. Lắng nghe
Đối với đa số mọi người, nhân viên bán hàng thường biểu hiện sự phô trương và hoạt ngôn, họ là những người biết rất nhiều thứ, hiểu rõ mọi thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Thậm chí có thể nói về thứ mình bán nhanh đến mức không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, đối với những người thật sự làm trong lĩnh vực bán hàng, điều này hoàn toàn sai. Theo một công bố của Hubspot.com, những viên bán hàng giỏi nhất lại là người khá yên tĩnh.
Điều này không có nghĩa họ tiết kiệm lời hay không thích sự ồn ào, mà “yên tĩnh” mang hàm ý họ luôn cố gắng lắng nghe mọi thứ từ khách hàng. Tuân theo “nguyên tắc 80/20”, người bán hàng để khách hàng của họ thời lượng 80% cuộc trò chuyện, bản thân họ chỉ nói 20% thời gian còn lại. Trong 80% đầu, người bán sẽ lắng nghe và chú ý các nhu cầu và đặc điểm của khách hàng để đưa ra các thông tin hữu ích ở 20% thời gian còn lại.
Như đã đề cập ở những bước trong quy trình bán hàng, lắng nghe thật sự chính là một trong những kỹ năng mấu chốt mang đến sự thành công của một người bán hàng.
2.1.2. Đặt câu hỏi
Có vẻ như bạn đang để cho khách hàng tiềm năng thống trị cuộc trò chuyện nếu bạn giữ im lặng trong 80% thời gian. Tuy nhiên, những người bán hàng giỏi biết rằng họ có thể duy trì quyền kiểm soát cuộc gọi đơn giản bằng cách hỏi một số câu hỏi ngắn gọn, được nhắm mục tiêu. Bằng cách hỏi câu hỏi logic tiếp theo, bạn luôn biết hướng đi của cuộc đối thoại và có thể kiểm soát kết quả của nó.
Việc đặt câu hỏi giúp bạn đào sâu hơi vào nhu cầu của khách hàng, khai thác tối đa thông tin để định hướng những nội dung cần thiết nhất mà mình phải đưa ra hoặc nhấm mạnh khi thuyết phục khách hàng. Đặc biệt, với các sản phẩm như bất động sản, mặc dù mỗi dự án đều có rất nhiều giá trị nổi bật, có rất nhiều ưu điểm, nhưng không phải đều phù hợp với tất cả khách hàng. Đôi lúc khách hàng chỉ quan tâm đến sự thuận tiện và tiện ích sống, nhưng đôi khi họ chỉ quan tâm đến giá cả. Khách hàng đôi lúc sẽ không tự nói ra suy nghĩ, vậy nên một người bán hàng giỏi cần biết cách khai thác những thông tin này.
2.2. Bán hàng dựa trên phản hồi của người mua (Buyer-Responsive Selling)
Khi một nhân viên bán hàng thấu hiểu người mua, họ có thể thực hiện được cái gọi là bán hàng dựa trên phản hồi của khách. Ý tưởng ở đâu nghĩa là cung cấp cho người mua những gì họ muốn, vào đúng thời điểm họ cần.
Ví dụ: với một khách hàng mua nhà ở cho gia đình với hai con nhỏ, căn cứ vào thu nhập và sở thích của khách, người bán hàng/môi giới sẽ đưa ra một hoặc nhiều căn hộ phù hợp. Nhấn mạnh việc số phòng phù hợp với số thành viên gia đình như thế nào, các tiện ích phục vụ giáo dục và giải trí ra sao cho gia đình họ.
2.3. Thấu hiểu tâm lý người mua khi tương tác (The Psychology of Buyer Engagement)
Theo một báo cáo từ Hotspot.com, đa số nhân viên bán hàng chưa biết cách sử dụng tâm lý học để thu hút người mua một cách hiệu quả. Có nhiều kỹ thuật bạn có thể sử dụng để tạo tương tác sâu hơn với khách hàng mục tiêu của mình. Một mẹo thực sự hiệu quả là đảm bảo rằng khách hàng biết rằng bạn sẽ không làm mất nhiều thời gian của họ.
Để xem danh sách đầy đủ các kỹ thuật tâm lý bạn có thể sử dụng, đăng ký theo dõi và cập nhật những bài đăng mới nhất của chúng tôi.
2.4. Giáo dục khách hàng tiềm năng với những ý tưởng và quan điểm mới
Hiện nay, cùng sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, nhiều loại hình nhà ở mới được du nhập, hình thành và phát triển tại Việt Nam. Cùng sự đa dạng và xuất hiện của các khái niệm nhà ở mới với các tính năng khác biệt, lúc này, nhân viên bán hàng không chỉ cần bán, họ còn cần mở rộng tầm nhìn của người mua và cung cấp cho họ những ý tưởng mới thay đổi suy nghĩ của họ. Tại sao khách hàng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua Sky Villas thay vì mua một căn Penhouse? Những câu hỏi tương tự như thế là điều mà người bán/môi giới bất động sản cần phải giải quyết.
Trong thực tế, nghiên cứu của RAIN Group (Center for Sales Research) cho thấy "bán hàng thành công" thường cung cấp cho người mua với những ý tưởng và quan điểm mới nhiều gấp 2.9 lần so với số còn lại.
2.5. Chứng minh lợi tức đầu tư tiềm năng
Nhân viên bán hàng cần vẽ một bức tranh rõ ràng, thuyết phục và đáng tin cậy về kết quả mà một khoản đầu tư sẽ mang lại. Điều này càng cần thiết đối với các khoản đầu tư lớn như Bất động sản. Hãy đặc biệt chú ý đến các yếu tố về tiềm năng phát triển của khu vực, uy tín chủ đầu tư hoặc các đánh giá của khách hàng đã mua dự án.
Việc kết nối khách hàng hiện tại với khách hàng tiềm năng của bạn với một ý kiến chưa hoàn thiện về sản phẩm / dịch vụ của bạn cũng hữu ích. Một nghiên cứu gần đây của BrightLocal cho thấy đánh giá tích cực làm cho 73% người tiêu dùng tin tưởng doanh nghiệp địa phương nhiều hơn.
Kỹ năng hỗ trợ bán hàng Bất động sản hiệu quả
3.1. Kỹ năng tiếp thị trong bán hàng
Một số người nghĩ rằng tiếp thị sẽ hiệu quả hơn bán hàng. Chúng tôi không có ý kiến về điều này, nhưng chúng tôi đồng ý rằng doanh số bán hàng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu người bán hàng có kỹ năng tiếp thị tốt.
Việc ứng dụng tốt công cụ online marketing vào bán hàng sẽ giúp bạn đa dạng hóa kênh bán hàng; tiếp cận nhiều khách hàng hơn và đúng khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu mong muốn; tối ưu hóa chi phí quảng cáo online, chi phí bán hàng; theo dõi, quản lý bán hàng hiệu quả.
3.2. Sử dụng công nghệ bán hàng để tăng năng suấtNhiều tổ chức bán hàng đang sử dụng công nghệ để trở nên hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian của chu kỳ bán hàng trung bình. Báo cáo gần đây của CSO Insights cho thấy rằng nhân viên bán hàng chỉ chi tiêu 37% thời gian của họ thực sự bán.
Các nhân viên bán hàng có thể sử dụng công nghệ để trở nên hiệu quả hơn có lợi thế đáng kể so với các đồng nghiệp của họ - họ có thể dành nhiều thời gian bán hàng hơn.
3.3. Liên kết hoạt động hàng ngày với hạn ngạch
Đạt được hạn ngạch không phải là điều kỳ diệu xảy ra vào cuối quý hoặc cuối tháng. Nhân viên bán hàng giỏi luôn tập trung vào các công việc hoặc hoạt động hàng ngày cần thiết lập để đạt được hạn ngạch của họ.
Kỹ năng bán hàng này thường được học theo thời gian, nhưng nó vô giá. Ví dụ, một chuyên gia bán hàng có thể biết rằng nếu họ có một số cuộc gặp gỡ có triển vọng với khách hàng trong tháng này, điều này sẽ cho phép họ đạt được hạn ngạch vào tháng tới.
3.4. Tương tác xã hội với người mua
Phương tiện truyền thông xã hội đã tăng lên trong lĩnh vực bán hàng. Rất nhiều nhân viên bán hàng giỏi giờ đây đã xem sự tham gia của họ trên Facebook, Twitter và LinkedIn là một trong những kỹ năng bán hàng hiệu quả hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự trong lĩnh vực Bất động sản.
Social Selling là những gì xảy ra khi bạn, người môi giới, tương tác với các khách hàng tiềm năng trên truyền thông xã hội. Đây là một hình thức bán hàng, và nó cực kỳ hiệu quả. Theo báo cáo năm 2015 của Feedback Systems, 61% các tổ chức bán hàng xã hội đã thấy sự gia tăng về tăng trưởng doanh thu.
3.5. Nhân viên bán hàng làm người viết nội dung
Nhân viên bán hàng phải có khả năng viết. Đó là một trong những kỹ năng bán hàng quan trọng nhất hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực Bất động sản, cùng một dự án, cùng một thông tin nhưng cách truyền tải và đánh đúng vào tâm lý khách hàng sẽ giúp người bán đạt hiệu quả cao hơn.
Có một vài quy tắc cần lưu ý khi nói đến copywriting bán hàng. Đầu tiên, bạn càng viết ít thì càng tốt. Thứ hai, tránh sử dụng bản sao chung. Bạn nên dành thời gian để cá nhân hóa càng nhiều thông tin liên lạc của bạn càng tốt. Thứ ba, sử dụng dấu đầu dòng để định dạng nội dung của bạn - danh sách chỉ dễ dàng hơn cho khách hàng để tiếp thu. Cuối cùng, bắt đầu và kết thúc thông báo bằng văn bản của bạn với lời gọi hành động yêu cầu người mua thực hiện bước tiếp theo.
Kỹ năng bán hàng là mấu chốt thành công của một nhân viên môi giới. Vì vậy, hãy cố gắng học tập và rèn luyện để ngày một hoàn thiện chúng.