Muốn sự nghiệp phát triển đúng lộ trình, môi giới bất động sản cần phải đặt mục tiêu tốt. Dù bạn có những kỳ vọng to lớn hay nhỏ bé, thì việc đặt mục tiêu vẫn là chìa khóa đưa bạn đến cánh thành công. Thực tế, có rất nhiều môi giới vẫn còn mơ hồ về mục tiêu nghề nghiệp của mình, bao gồm không hình dung được mục tiêu cụ thể, không xác định được hướng đi, cần tập trung vào cái gì và phân phối thời gian như thế nào…Mô hình SMART ra đời để giúp môi giới khắc phục tình trạng này.
Bước khởi đầu có thể gian nan, nhưng với mô hình SMART, bạn có thể xây dựng những ước mơ vĩ đại nhất.
Có thể bạn chưa biết: những người có mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn gần 10 lần so với những người không đặt mục tiêu. Một nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Harvard gần đây cho thấy, 83% dân số không đặt ra mục tiêu rõ ràng và 92% trong số đó thực sự không đạt được mục tiêu của mình.
Tại sao tỷ lệ thất bại lại cao đến thế? Bởi vì hầu hết mục tiêu mà mọi người đặt ra đều không thiết lập theo mô hình SMART.
Mô hình SMART còn có một số tên gọi khác như nguyên tắc SMART, mục tiêu SMART hay mục tiêu thông minh. Đây thực chất là nguyên tắc được thiết lập để định hình một mục tiêu trong tương lai và đảm bảo các mục tiêu đề xuất được hoàn thành. Một mô hình SMART bao gồm các tiêu chí sau:
Phương pháp này cho phép mọi người có thể theo dõi các con số hữu hình về mục tiêu, đo lường kết quả và phân phối nỗ lực một cách hợp lý.
Mô hình SMART giúp mọi người xác định mục tiêu một cách rõ ràng hơn.
Một mục tiêu được xem là cụ thể, dễ hiểu phải thỏa mãn tiêu chí "5W", bao gồm: Who (ai?), What (cái gì?), Why (tại sao), Where (ở đâu?) và When (khi nào bạn muốn làm).
Ví dụ: "Tôi muốn tăng doanh số trong năm tới", nếu chỉ tuyên bố suông như này thì mục tiêu không đủ tính cụ thể.
Thay vào đó, môi giới tự đặt ra các câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho mình để định hình mục tiêu một cách rõ ràng hơn:
Một mục tiêu đáp ứng được tiêu chí Cụ thể của mô hình SMART có đầy đủ "5W".
Đo lường sự thành công của các mục tiêu giúp bạn đánh giá chính xác hiệu suất của mình. Thông qua việc đo lường, môi giới có thể theo dõi được tiến trình thực hiện mục tiêu và điều chỉnh động lực bản thân. Nếu bạn đặt mục tiêu có số liệu và KPI, bạn sẽ có thể đánh giá được mức độ cải thiện và nắm rõ có bao nhiêu công việc cần phải hoàn thành.
Những gì đo lường được sẽ được cải thiện. Một khi người môi giới có thể đo lường được mục tiêu của mình, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể quản lý được mục tiêu đó. Ngay cả khi bạn không đạt được mục tiêu, bạn vẫn là người chiến thắng vì đã thực sự hiểu rõ nó.
Giả sử mục tiêu của bạn là tăng doanh số vào năm tới như đã nêu trên, hãy tự hỏi mình:
Lưu ý rằng: khi mục tiêu không thể đo lường được, bạn có thể dễ bị lạc hướng và mất tập trung.
Đo lường là yếu tố quan trọng trong mô hình SMART.
Mục tiêu có tính khả thi nghĩa là mục tiêu có thể đạt được. Sẽ là vô nghĩa nếu bạn tạo ra một mục tiêu viễn vông và mù quáng phấn đấu vì nó. Chẳng hạn như một môi giới bất động sản mới vào nghề không thể đặt ra mức doanh thu 50 tỷ ngay trong năm đầu tiên.
Nếu bạn thực sự muốn thành công trong việc hoàn thành mục tiêu của mình, thì mục tiêu trước hết phải khả thi, bằng không cảm giác bị đánh bại sẽ ám ảnh bạn. Các mục tiêu được đặt ra phải đủ thách thức để thúc đẩy bạn đến giới hạn và làm cạn kiệt tài nguyên của chính bạn, nhưng đồng thời phải đủ thực tế để hoàn thành.
Theo lý thuyết của mô hình SMART: mục tiêu khả thi là mục tiêu có thể đạt được, không viễn vông.
Việc xác định tính khả thi của mục tiêu trong sự nghiệp người môi giới được thực hiện bằng những phép toán đơn giản.Ví dụ như nếu bạn muốn tăng doanh số theo một tỷ lệ nhất định, hãy tìm ra số lượng nhà mà bạn phải bán được, bao nhiêu khách hàng tiềm năng cần chuyển đổi thành khách hàng? Với tỷ lệ chuyển đổi như vậy thì bạn cần tạo ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
Mặt khác, nếu môi giới dành thời gian để giải quyết mọi kịch bản tiêu cực có thể ngăn cản quá trình đạt mục tiêu, và sau đó xác định được giải pháp để khắc phục, thì bạn sẽ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đối phó với bất kỳ trở ngại nào trên đường.
Theo mô hình SMART, một mục tiêu có liên quan nghĩa là mục tiêu đó phải phù hợp với mục tiêu chung lớn hơn trong sự nghiệp của người môi giới. Ví dụ: mục tiêu trong 1 năm sự nghiệp và mục tiêu trong 5 năm sự nghiệp phải có liên quan đến nhau, mục tiêu nhỏ đóng góp thành quả dẫn đến sự thành công của mục tiêu lớn.
Tạo mục tiêu dài hạn và mơ ước về một tương lai thành công hơn là một cách tuyệt vời để duy trì động lực làm việc.
Trong mô hình SMART, mục tiêu nhỏ phải có liên quan đến mục tiêu lớn hơn.
Bước cuối cùng trong định hình mục tiêu theo mô hình SMART là thời hạn. Bạn phải làm cho mục tiêu của mình bị ràng buộc bởi thời gian để tạo cảm giác cấp bách, thúc đẩy bản thân. Đừng quá khắc nghiệt nhưng cũng không nên khoan dung với thời gian. Giả sử ngày 31/12 là hạn chót để đạt được mục tiêu, bạn có thể sẽ không cảm thấy áp lực vào tháng 3.
Khi bạn chia nhỏ mục tiêu thành những việc nhỏ và chỉ định một mốc thời gian để hoàn thành từng phần, bạn có thể kiểm tra tiến độ của mình và thực hiện bất kỳ thay đổi nào nếu cần.
Ví dụ:
Giới hạn thời gian là yếu tố không thể thiếu trong mô hình SMART, nó góp phần tạo ra động lực thúc đẩy người đặt mục tiêu.
Là một môi giới bất động sản, sẽ thật hữu ích khi bản thân bạn có thể nghĩ ra được các danh mục để đặt mục tiêu và tập trung trung phát triển. Dưới đây là một số ý tưởng tham khảo Rever đề xuất cho bạn:
Xem thêm: 5 ý tưởng Marketing bất động sản cho các môi giới am hiểu công nghệ
Xem thêm: Xây dựng data khách hàng bất động sản bằng phương pháp SOI
Mỗi mục tiêu bạn đặt ra cho chính mình, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ dễ đạt được hơn khi được thiết lập theo mô hình SMART. Nếu không có bước định hình và xác định phương hướng, bạn sẽ rất dễ bị phân tâm, nhất là khi cuộc sống và công việc của một người môi giới như một guồng quay liên tục song hành với áp lực. Hãy thoải mái lấy giấy bút ra và vẽ nên chân dung mục tiêu của mình, và đừng quên 5 yếu tố trong mô hình SMART mà Rever vừa chia sẻ cùng bạn.
Trên đây là bài viết “Mô hình SMART và cách các nhà môi giới thành công đặt mục tiêu”, ngoài ra, Rever còn có rất nhiều bài viết hữu ích liên quan đến nghề môi giới, có thể bạn sẽ cần.
Sau cùng, Rever mời bạn tham khảo tài liệu “Kịch bản xử lý từ chối khách hàng”, hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên bước đường sự nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: |
Phi Yến (BD)