7 điều đáng sợ khi bước chân vào nghề Sales

Cải thiện kỹ năng

Miên Nguyễn

07/11/2022

Nội dung bài viết

    Trong thị trường lao động, Sales là bộ phận rất quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Các nhân viên Sales sẽ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng đồng thời nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. Tuy nhiên, họ có những lúc gặp phải điều đáng sợ không thể kiểm soát và xử lý tốt trong mọi tình huống, và đó là điều mà hầu như nhân viên Sales nào cũng gặp phải.

    Rever Agent Success - Bí Quyết Thành Công Nhanh Cho Môi Giới BĐS

    Nỗi sợ trong nghề Sale #1:  Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng

    Trong nghề sales có 2 nguyên tắc cốt lõi:

    - Nguyên tắc 1: Khách hàng luôn đúng. 

    - Nguyên tắc 2: Nếu khách hàng sai, hãy xem lại nguyên tắc số 1. 

    Điều này có nghĩa là trong mọi hoàn cảnh, ý kiến mà khách hàng đưa ra luôn là số 1 và dân sales phải tiếp thu.

    Trên thực tế, bạn vẫn có thể gặp phải những kiểu khách hàng “lý sự” và thích kiểm tra sự kiên nhẫn của bạn. Họ bắt đầu đối xử với bạn như một kẻ giúp việc, thậm chí đe dọa và phỉ báng bạn. Chắc hẳn câu chuyện về một khách hàng nổi giận và đòi hủy hợp đồng vì không được trả lời câu hỏi đăng trên Facebook của công ty vào 7 giờ tối thứ 7 không còn quá xa lạ với những người làm nghề sales. 

    Nỗi sợ trong nghề Sale #2:  Không tạo được ấn tượng tốt trong lần tiếp xúc đầu tiên

    Trong việc bán hàng, ấn tượng đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu tạo được ấn tượng tốt thì đó chính là một khởi đầu thuận lợi và ngược lại. Thậm chí khi ấn tượng đầu tiên tốt có thể dễ dàng bán sản phẩm cũng như tạo niềm tin cho khách hàng.

    Chính vì thế, người làm Sales thường cảm thấy căng thẳng trong lần đầu tiên gặp khách hàng vì sợ không tạo được ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng. Khi không tạo được ấn tượng đầu tiên tốt thì mọi công việc về sau của bạn sẽ khó khăn cũng như chịu nhiều áp lực hơn.

    1-Nov-01-2021-06-46-20-49-AM

    Lấy được lòng khách hàng là một quá trình đáng sợ mà không một Sales nào chưa gặp phải

    Nỗi sợ trong nghề Sale #3: Không biết nói gì khi bán hàng

    Thông thường, những người mắc phải nỗi sợ này thường là những người có dấu hiệu sau:

    - Bạn háo hức bắt đầu nhưng chưa làm gì cả: Bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng để có thể bắt đầu. Tuy nhiên, bạn lại chưa nhấc điện thoại lên, gửi email bán hàng hoặc bắt đầu viết giới thiệu sản phẩm.

    - Bạn thấy sợ hãi khi gọi điện bán hàng: Bạn đã hành động, tuy nhiên dù bạn có lòng nhiệt tình với sản phẩm và dịch vụ của mình, bạn lại không thể diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng. Và bạn bắt đầu nói lắp hoặc không biết nói gì. Hoặc nếu bạn viết thư mời hàng, bạn có thể mắc lỗi chính tả hoặc mô tả ý tưởng một cách kỳ cục.

    - Bạn có những suy nghĩ tiêu cực: Không dễ để nhận ra những điều bạn nên nói hoặc làm khi đang mời hàng. Gần như ngay khi bạn kết thúc buổi giao dịch, bạn nhận ra tất cả những lỗi bạn đã mắc và những cơ hội bạn bỏ lỡ. Bạn không thể thích ứng được với tình huống khi nó đang xảy ra. 

    Giao tiếp là một "hình thức" tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nếu lỡ như mắc lỗi trong quy tắc bất thành văn này, hiển nhiên bạn đang nằm trong nguy cơ bị "out" khách hàng bất kỳ lúc nào. 

    Nỗi sợ trong nghề Sale #4:  Không thể kiểm soát mọi thứ

    Khách hàng luôn coi dân sales như những chuyên gia “biết tuốt” có thể giải đáp mọi thắc mắc của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, dân sales không phải là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm mà họ đang bán.

    Họ được đào tạo để lắng nghe và thông cảm với khách hàng, đồng thời giúp họ tìm ra vấn đề và giải quyết chúng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể kiểm soát mọi thứ một cách tốt nhất.

    Nỗi sợ trong nghề Sale #5: Không đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng

    Dù đã nhận được câu trả lời "đồng ý" từ khách hàng tiềm năng nhưng không ít Sales vẫn cảm thấy sợ không đáp ứng được tất cả những mong đợi của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc rằng bạn chưa hiểu rõ khách hàng cũng như sản phẩm hay lợi thế cạnh tranh của công ty mà bạn đang làm việc

    Hãy kiểm chứng tất cả các thông tin về sản phẩm mà bạn nói với khách hàng. Nếu đó đều là sự thật, bạn phải tự tin vào sản phẩm mình đang bán. Hãy xem những phản hồi tích cực từ những người đã mua sản phẩm của bạn. Điều này cũng giúp bạn cảm thấy tự tin về việc bạn có thể mang đến những giá trị thực sự cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thái độ cởi mở và chủ động đón nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng trong quá trình tương tác với họ. Có thể những thông tin này sẽ giúp công ty của bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

    Nỗi sợ trong nghề Sale #6: Những cuộc gọi “ghẻ lạnh” từ khách hàng

    Để bán được hàng, dân sales cần phải gọi điện giới thiệu về sản phẩm và mời chào họ mua hàng. Kỹ năng nói chuyện điện thoại cũng là một trong những yếu sống còn đối với nghề sales. Thế nhưng 98% các cuộc gọi của dân sales sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ khách hàng.

    Khách hàng có thể đưa ra vô vàn lý do để “dội gáo nước lạnh” vào bạn như “Chị bận lắm”, “Anh đang tiếp khách em ơi”, “Em gọi lại sau nhé”… Trong mọi trường hợp, dân sales đều phải vui vẻ chấp nhận sự “ghẻ lạnh” của khách hàng và tìm kiếm các cơ hội tiếp theo hoặc chờ đợi may mắn khi khách hàng liên lạc lại.

    nghe-thuat-tu-choi-2-1216

    98% các cuộc gọi của dân sales sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ khách hàng

    Nỗi sợ trong nghề Sale #7: Đối mặt với sự từ chối và thất bại

    Có lẽ với dân sales, từ “không” là một từ hết sức ám ảnh mà họ thường xuyên phải nghe, kể cả trong gặp gỡ trực tiếp lẫn qua điện thoại. Cũng chính vì thế, dân sales thường phản ứng rất nhanh khi bị từ chối.

    Trên thực tế, tất cả những người bán hàng đều phải tập làm quen với sự từ chối. Nếu bạn sợ phải nghe thấy từ “không”, bạn sẽ không có cơ hội tìm đến những khách hàng mới hoặc ít nhất là đặt bạn thân vào những thử thách mới. Do đó, nếu không thể chấp nhận sự từ chối, sales không phải là nghề dành cho bạn.

    Nghề Sales là một nghề tiềm năng, giúp bạn có thể cải thiện được các kỹ năng cũng như các mối quan hệ của chính bản thân mình. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn nhất định của ngành này. Điều quan trọng là bạn phải biết cách biến nỗi sợ, khó khăn làm bàn đạp, làm mục tiêu để phát triển bản thân cũng như công việc.

    New call-to-action

    Tham khảo:

    - Hướng dẫn chăm sóc khách hàng bằng cuộc gọi "Warm Calling"
    - Các điều nên và không nên làm trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng
    - Top 6 kịch bản Telesale BĐS tìm kiếm khách hàng tiềm năng số một

    Miên Nguyễn (Tổng hợp)

    Nhận hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ !

    Đăng ký cùng 20000 môi giới bất động sản, nhận những hướng dẫn chuyên sâu nhất về nghiệp vụ môi giới bất động sản được gởi qua email hàng tuần.

    Bình luận

    Nghề Môi Giới

    THAM GIA NGAY CỘNG ĐỒNG NGHỀ MÔI GIỚI

    Với tiêu chí xây dựng cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp, kết nối các Môi Giới Bất Động Sản Công Nghệ tiên phong, bất kể bạn đang hoạt động hoặc mong muốn phát triển sự nghiệp trong tương lai, group là nơi mọi người cùng chia sẻ kiến thức, kĩ năng, cũng như thông báo những buổi hội thảo, livestream workshop bổ ích để tất cả cùng phát triển.